Skip to main content

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua?

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 1.

Chẳng nhiều thì ít, nhưng năm nào cũng vậy, ở những gia đình miền Bắc, cứ đến Tết là nhà nào cũng nhất định phải có vài chiếc bánh chưng thì mới gọi là có Tết.

Thật vậy. Bánh chưng là thứ bánh mà Tết năm nào cũng phải có, nhà nào cũng phải có. Nhà thì đôi chục cái, nhẹ hơn thì mười mấy, nhà ít cũng phải có dăm bảy chiếc. Trước là để cúng tổ tiên, vài chiếc để mang đi biếu, sau là bày ra cho mâm cỗ những ngày xuân không thể thiếu đi hương vị quen thuộc.

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 2.

Hồi còn đi học, đứa nào mà chẳng biết đến sự tích bánh chưng – bánh giày Lang Liêu. Rồi chăm chỉ hơn thì còn đọc cả những đoạn tản văn nói về gói bánh chưng biết bao thi vị. Lúc ấy đã thấy việc gói bánh chưng là một cái gì đó thú vị lắm.

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 3.

Ngày xưa, mỗi nhà đều tự gói bánh chưng cho gia đình mình. Bởi vậy, không chỉ bọn trẻ nông thôn mà ngay cả trẻ con thành phố cũng được trải nghiệm hoạt động mang đậm chất truyền thống này.

Hoạt động gói bánh chưng chẳng khác nào một dịp sum họp quây quần có các thành viên trong gia đình, thậm chí còn khiến người ta hào hứng hơn cả những bữa cơm nữa.

Cứ 27, 28 Tết, cả nhà lại quây quần trên một manh chiếu giữa nhà hoặc giữa sân. Người rửa lá, lau lá, người vo gạo, người thái thịt… Lũ trẻ con quây quần xung quanh, cũng xăm xắn ra cái điệu chăm chỉ và quan trọng lắm. Rằng mình cũng gói bánh chưng đấy nhé!

Các công đoạn gói bánh chưng trông thì không hề phức tạp chút nào. Đầu tiên cứ xếp vài lớp lá, rải một lần gạo, đặt một lớp nhân đỗ, thêm thịt lợn đã ướp sẵn, lại rải một lớp đỗ và một lớp gạo nữa rồi gói lại, buộc lạt là xong. Nhìn bà nhìn mẹ thoăn thoắt đôi tay, thấy việc gói bánh chưng có gì khó chứ?

Nhưng không hề dễ chút nào đâu nhé…

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 4.

Trong ký ức của nhiều đứa trẻ ngày xưa, gói bánh chưng dịp Tết mỗi năm là điều gì đó thiêng liêng lắm, quý giá lắm. Ừ thì đó, cả năm mới có một lần mà.

Để có một chiếc bánh chưng ngon và đẹp “đúng chuẩn”, lá dong phải được chọn ra những chiếc vừa vặn nhất, mà phải là lá bánh tẻ thì bánh mới đẹp và khi gói không bị rách. Gạo nếp vo sạch để ráo nước rồi xóc thêm chút muối. Có nhiều nhà còn cho thêm một lần nước lá giềng cho bánh thêm xanh.

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 5.
Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 6.
Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 7.

Rồi tới đỗ xanh là phải chọn những hạt vàng đều, rửa sạch, cầu kỳ hơn thì đồ lên để bánh chưng luộc xong ăn nhân sẽ ngon hơn. Thịt lợn thì nhất định phải có cả nạc cả mỡ, thái miếng to bản rồi ướp gia vị, hành khô, muối, hạt tiêu đầy đủ.

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 8.
Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 9.

Chiếc khuôn gói bánh chưng cả năm mới được dịp “toả sáng” một lần, đã được cọ rửa chờ khô từ sớm. Những người khéo tay hơn thì chẳng cần dùng khuôn, người ta gọi là “gói vo”. Cứ thế xếp mấy chiếc lá, cũng đổ gạo rồi xếp nhân, gấp lá rồi vỗ vỗ mấy cái là chiếc bánh chưng đã vuông vức chẳng khác gói khuôn là mấy.

Rồi đến công đoạn buộc lạt, tưởng đơn giản mà lại rất phức tạp. Buộc chặt quá thì bánh luộc xong lồi lõm, xấu. Buộc lỏng quá thì bánh dễ bị bung ra. Bởi vậy mới nói, lựa làm sao cho chiếc bánh được buộc vừa khít, gạo và nhân bên trong chín đều mà bánh nhìn đẹp mới là khó.

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 10.
Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 11.

Nhiều công đoạn thế, nhưng đứa trẻ nào cũng hào hứng muốn được tự tay làm một chiếc bánh, mà phải là bánh chưng tí hon nhé! Như thế mới độc, mới lạ. Còn nhớ, mỗi anh chị em đều giành phần làm một chiếc bánh chưng của riêng mình. Lúc luộc xong, chiếc thì méo mó, chiếc quấn lạt chằng chịt, có chiếc thì buộc lỏng tay nên khi luộc xong chiếc bánh chẳng còn giữ được hình dáng ban đầu, “cao thủ” hơn còn có đứa quên cho… nhân vào nữa. Thế nhưng gói bánh chưng lúc ấy vẫn vui lắm, thú vị lắm, tự hào lắm!

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 12.
Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 13.

Thích nhất là đến lúc luộc bánh. Tất cả những chiếc bánh chưng gói xong được xếp vào một chiếc nồi thật to, chất đầy những củi ở xung quanh rồi đốt lửa. Đây là lúc mọi người cùng nghỉ ngơi, quây quần nói chuyện hoặc chơi trò chơi. Mấy đứa trẻ lại được dịp tranh nhau lãnh nhiệm vụ quan trọng là canh nồi bánh, ấy vậy mà cuối cùng vẫn cứ lăn quay ra ngủ khò hết cả lũ.

Bánh chưng không như bánh khác, mỗi lần luộc phải mất 8 – 10 tiếng. Nồi bánh khi sôi xong nhất định phải giảm lửa. Người ngồi canh nồi bánh cũng rất quan trọng bởi phải căn củi lửa sao cho vừa vặn, rồi khi nước cạn lại phải đổ thêm vào. Lơ là chút thôi là bánh sẽ cháy, nồi bánh sẽ đi tong ngay…

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 14.

Thế nhưng…

Thời buổi bây giờ, còn được mấy đứa trẻ được trải nghiệm những điều ấy?

Thời buổi bây giờ, đếm được mấy bạn nhỏ có cơ hội tự tay mình gói một chiếc bánh chưng, hay cùng bà cùng mẹ ngồi lau lá gói bánh, trông bếp lửa?

Rồi bây giờ, liệu rằng bọn trẻ có còn hào hứng với công việc gói bánh chưng, luộc bánh chưng ngày Tết?

Nghe kể thì thấy cũng hay thật đó, thú vị thật đó. Nhưng chẳng biết khi được tự mình trải nghiệm sẽ thế nào nhỉ?

Tất cả những điều trên, giờ này có lẽ chỉ còn trong lời kể của mẹ, của bà, qua những câu văn mẫu, rồi phim ảnh… Chứ thế hệ 9x, 10x ngày nay, liệu mấy ai có được những trải nghiệm này nữa.

Gói bánh chưng ngày Tết, người trẻ bây giờ mấy ai từng trải qua? - Ảnh 15.

Ngày xưa, chỉ dịp Tết mới có bánh chưng, nên với trẻ con lúc bấy giờ thì việc đón những mẻ bánh chưng là điều gì đó thiêng liêng lắm.

Ngày nay, ngày thường cũng có thể làm bánh chưng bởi cứ ra hàng mua là có. Đồ ăn ngày Tết ngày càng đa dạng hơn, từ những món mới, rồi đồ ăn ngoại nhập. Bọn trẻ con bây giờ cũng chẳng còn “nghiện” bánh chưng như hồi trước. Ấy là chưa kể, bánh chưng ngày Tết cũng được dịch vụ hoá, cứ gọi điện đặt mua là xong chứ chẳng cần mất công chuẩn bị phức tạp. Bởi vậy mà rất nhiều người bây giờ chẳng biết đến hoạt động gói bánh chưng những ngày giáp Tết.

Thế nhưng, có một điều chắc chắn là, bánh chưng vẫn mãi không thể thiếu trong ngày Tết của người dân miền Bắc. Và dù chẳng được tự tay gói những chiếc bánh chưng, nhưng cứ nhắc đến là người ta lại thấy bồi hồi, xao xuyến…

Comments

Popular posts from this blog

Bố mẹ tài giỏi nhưng con trai 5 tuổi còn gây bất ngờ hơn vì rành rọt 7 thứ tiếng-Làm mẹ

“Nữ hoàng Latin” Shakira là ca sĩ nổi danh khắp thế giới với các ca khúc Waka Waka hay La la la, từng 5 lần được đề cử và 2 lần đạt giải Grammy. Bên cạnh sự nghiệp nổi bật, đời sống riêng tư của nữ ca sĩ cũng được công chúng quan tâm khi đầu năm 2011, cô bắt đầu hẹn hò với cầu thủ nổi tiếng Barcelona Gerard Pique. Từ khi có con, Shakira thay đổi trình tự ưu tiên trong cuộc sống của mình. Con trai đầu lòng của cặp đôi, bé Milan cũng nổi tiếng không kém bố mẹ khi được biết đến khả năng rành rọt 7 thứ tiếng từ khi còn nhỏ. Có thể nói, một trong những lý do nền tảng giúp con trai học tốt ngoại ngữ là chính Shakira cũng thành thạo 6 thứ tiếng. Dạy con 7 thứ tiếng từ khi chỉ mới 2 tuổi Trên Twitter cá nhân, ca sĩ Shakira từng chia sẻ về việc sẽ bắt đầu dạy Milan 7 thứ tiếng. Cô nói: “Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể học ngoại ngữ trước 3 tuổi. Milan đang học tiếng Tây Ban Nha, Anh, Catalan, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc.” Chia sẻ về việc dạy ngoại ngữ cho con trên Twitter của Shakira.

Ông bố 9X nghẹn lòng kể chuyện con trong bụng vợ bị giãn não thất khiến cả MXH rưng rưng

Mang thai, được làm bố làm mẹ là niềm hạnh phúc của biết bao cặp vợ chồng. Thế nhưng cả quãng thời gian 9 tháng 10 ngày có thể chẳng thể dễ dàng với một số cặp đôi. Đã có rất nhiều cặp vợ chồng phải “ăn dầm nằm dề” ở viện để giữ con yêu, cũng đã có rất nhiều cặp vợ chồng rớt nước mắt khi bị dọa sảy, con sinh non chỉ có 5 lạng,… và còn rất nhiều câu chuyện xúc động của các cặp đôi khác trên hành trình tìm kiếm con yêu. Câu chuyện của vợ chồng anh Lê Hải Nguyên (SN 1991, Thanh Hóa) chia sẻ trong một nhóm trên mạng xã hội mới đây khi nhận kết quả con yêu bị giãn não thất cũng khiến nhiều người rưng rưng. Bài chia sẻ của ông bố trẻ Hải Nguyên có tới 14 nghìn lượt like và rất nhiều bình luận, chia sẻ.  Niềm hạnh phúc chẳng tày ngang, thai 26 tuần tuổi nhận kết quả con bị giãn não thất Anh Nguyên cho biết anh và vợ kết hôn vào đầu năm nay. Mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, đặc biệt, anh chị vui mừng khi biết mình sắp lên chức sau 1 tháng kết hôn. 3 tháng sau, anh chị hạnh phúc hơn khi bác

Tâm sự đau đớn của người phụ nữ trẻ về sự bội bạc của người đàn ông từng rớm lệ vì thương vợ trong phòng sinh

Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1994) đã từng có cuộc hôn nhân đầu đời cũng ngọt ngào như bất cứ ai. Đó là tình yêu đi cùng nhau qua những ngọt bùi đến ngày đơm hoa kết trái. Khi Loan trong phòng sinh chồng đứng ngoài rơm rớm nước mắt vì thương vợ… Thế nhưng lời tâm sự gần đây của Loan trên một hội nhóm chị em thì khiến ai cũng phải thương cảm: “Cuộc hôn nhân tan vỡ. Món lãi lớn nhất là con trai và những vết sẹo chẳng bao giờ lành” . Đi kèm lời tâm sự này là bức hình 2 mẹ con và vết sẹo dài trên cánh tay vì những lần xô xát, cãi vã. Gần đây nhất khi đã có đủ mạnh mẽ để vượt qua cuộc hôn nhân tăm tối với những trận đòn từ người chồng một thời từng rất yêu thương và chứng kiến sự phản bội của chồng thì dường như đã đến lúc “giọt nước tràn ly” để Loan quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này. Dòng trạng thái cảm xúc gần đây Loan viết: “Con đừng buồn, đừng trách mẹ dại dột khiến con trở thành đứa trẻ không cha. Con không được như bạn bè, thiệt thòi khi thấy họ có cha, có mẹ tới đón. Con sẽ