Skip to main content

Nỗ lực thoát cảnh làm thuê của cô gái Việt ở Pháp

Chị Phạm Thu, sinh năm 1982, quê Bình Định, kết hôn với anh Alexis Bris, kiến trúc sư người Pháp, hơn chị 20 tuổi, năm 2009. Năm 2011, hai vợ chồng chị về Pháp định cư sau khi có con trai một tuổi. Dưới đây là chia sẻ của chị về hành trình gần 6 năm sống tìm chỗ đứng nơi xứ người:

Tôi sang Pháp tháng 11/2011, tới bây giờ đã gần 6 năm. Những ngày đầu đến đây, tôi sống chung với mẹ chồng được 6 tháng. Tiếng Pháp không biết, mẹ chồng nói gì cũng chỉ biết “Oui”, hoặc “Non” (Có hoặc không), vì từ lúc quen chồng tới lúc sinh con ra ở Việt Nam tôi chỉ toàn nói tiếng Anh.

Khi ông xã tìm được việc làm, tôi mới bắt đầu đi học tiếng. Thời gian đầu rất khó khăn, học như vịt nghe sấm vì cô giáo toàn giải thích bằng tiếng Pháp. Nhưng càng học tôi càng thích thú, đăng ký học sáng chiều và ngày nào cũng học.

Sau 6 tháng học tiếng, tôi nộp CV nhiều nơi như siêu thị, phụ chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, phụ giúp người già… Nhưng ở đâu họ cũng lắc đầu từ chối, vì khi họ hỏi, tôi không hiểu hết những gì họ nói.

Có mấy chị người Việt lúc đó nói, nhìn tôi ốm yếu thế, cứ ở nhà sinh nhiều con để hưởng trợ cấp chứ đi làm gì cho mệt. Nhưng tôi vẫn muốn đi làm, tôi không muốn hàng tháng chỉ ung dung nhận tiền của chồng chuyển vào tài khoản.

no-luc-thoat-canh-lam-thue-cua-co-gai-viet-o-phap

Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị Thu.

Vùng tôi ở rất nhiều vườn cây ăn trái, nên vào mùa hè năm đó tôi đăng ký hái trái cây. Sáng sớm 4-5 giờ, tôi dậy nấu cơm để mang theo, buổi trưa ăn ngoài đồng. Buổi sáng sớm sương xuống lạnh căm căm, buổi trưa mùa hè nắng như đổ lửa, người tôi đen sạm đi. Tôi hái, rồi xách từng xô trái cây nặng trĩu từ đầu bên này sang bên kia mà đi cứ như chạy. Tay tôi chai sần và rộp lên.

Ngày đầu tiên về người đau ê ẩm khắp mình không ngủ được, hôm sau lại phải 4 giờ sáng lọ mọ dậy đi làm. Sau mấy tuần cầm vài trăm euro trên tay, những đồng tiền đầu tiên làm được trên xứ người khiến tôi vui chảy nước mắt.

Cuối năm đó, gần chỗ công ty chồng có một tiệm bánh pizza nhưng đóng cửa vì thỏa thuận bán cho người ta nhưng chưa xong. Chồng bảo: “Này, nếu người ta không mua, anh bán cho vợ tôi, vợ tôi biết nấu ăn biết làm bánh pizza luôn”.

Tôi đứng hình mấy giây, vì bản thân ở nhà luôn bị mang tiếng nấu ăn dở, sao mà làm nổi, nhưng cũng cảm thấy có hứng thú. Một tuần sau họ gọi điện bán tiệm đó cho vợ chồng tôi. Chồng quyết định nhanh chóng mua tiệm đó gần 20.000 euro trong vòng 2 ngày.

Một tháng sau khi làm xong giấy tờ, tôi mới bắt tay vào học làm bánh pizza Ý và một tháng sau nữa tôi chính thức mở tiệm bán. Những ngày đầu khách cũng khá đông vì muốn thử tay nghề mới của tôi, nhưng sau đó thì giảm rõ rệt, một phần do chất lượng bánh có thể không ngon, phần nữa vì tôi làm không đều tay, không làm đúng giờ hẹn khách lấy.

Tôi bắt đầu lo lắng và stress kinh khủng. Trên đường lái xe đi làm về, tôi cứ nghĩ đủ câu hỏi tại sao bánh mình không ngon, do bỏ đồ ít, do giá cả… Tôi cãi lộn với chồng, thất vọng với bản thân, rồi ngồi khóc một mình. Tôi bắt đầu đi tham khảo xem các tiệm pizza khác thế nào, thay đổi đủ các loại sốt, phô mai, bột, thêm bớt thành phần đến khi cảm thấy ngon.

no-luc-thoat-canh-lam-thue-cua-co-gai-viet-o-phap-1

Chị Thu từng tối mặt tối mũi bán đồ ăn tại các hội chợ.

Rồi thời gian khách cũng trở lại dần, và có những người khách thường xuyên. Có người ăn tối, xong qua sáng hôm sau quay lại khen bánh tuyệt vời quá, vỏ bánh rất ngon. Được đà, tôi làm thêm chả giò để bán. Cũng năm lần bảy lượt kinh nghiệm, tôi mới cho ra một công thức làm chả giò cho riêng mình.

Mỗi tuần trước cửa hàng tôi có phiên chợ, tôi làm kios bán cơm chiên, mì xào, kho thịt bán… Có ngày cuốn gần cả 1.000 cuốn gồm chả giò heo, gà, tôm, samosa, ravioli… đứng từ sáng tới tối khuya mới xong. Mùa hè còn đỡ chứ mùa đông lạnh cóng. Tôi nhớ có năm trời lạnh kinh khủng, đứng ngoài trời dưới cái lạnh -2 độ buổi sáng, chân tay tôi cứng ngắc, môi thì va vào nhau không nói nên lời.

Những ngày phiên chợ dậy từ sáng sớm, tôi làm không nghỉ tới 3-4 giờ chiều. Về tới nhà, tôi chỉ biết lia mình trên chiếc giường ngủ không biết trời đất gì. Vài tiếng sau lại phải dậy để làm order cho khách, rồi chuẩn bị cho ngày hôm sau. Tôi thuê người giúp việc nhưng chỉ thuê tạm thời và là người Tây nên họ cũng không thông thạo hết việc. Họ chỉ phụ rửa chén bát hoặc nhờ đâu làm đó.

Công việc nhiều đến nỗi, nhiều đêm về đến nhà một hai giờ sáng, chồng con đã đi ngủ. Nước mắt tôi cứ lăn dài trên má. Tôi tự hỏi sao đời mình khổ vậy. Ở Việt Nam tôi từng mở nhiều quán cà phê, shop bán đồ trang sức, làm chỗ nọ chỗ kia… nhưng không khổ thế bao giờ.

Công việc như thế kéo dài 3 năm liền, những chuyến đi chơi ít lại, đi đâu tôi cũng lo về, không dám ở lâu sợ mất khách. Cuối năm, tôi lại nhận hàng mỹ phẩm từ Pháp về cho khách ở Việt Nam. Vừa bán ở cửa hàng, vừa trả lời khách, tôi không có thời gian cho mình và gia đình. Nhiều lúc lái xe mà tôi như muốn ngủ gục. Mùa hè vừa rồi tôi sút tới 5 kg.

no-luc-thoat-canh-lam-thue-cua-co-gai-viet-o-phap-2

Chồng chị Thu luôn ủng hộ mọi quyết định của chị, và động viên an ủi mỗi khi chị mệt mỏi.

Thế là tôi quyết định bán lại cửa hàng bánh, tập trung mua hàng và bán mỹ phẩm về Việt Nam. Trời thương nên tôi có thêm nhiều khách. Cái duyên đưa đẩy giúp tôi làm luôn vận chuyển hàng cho các bạn từ Pháp về Việt Nam và từ Pháp đi các nước trên thế giới. Thu nhập càng ngày càng khá. Hiện giờ, tôi có thể thoải mái lo cho bản thân và gia đình, không cần dùng tới tiền của chồng. Dù vẫn vất vả nhưng tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Sau tất cả, tôi nhận ra rằng cuộc sống đôi khi có những thứ mình không thể nào biết trước. Nhưng luôn có những ngã rẽ ở đoạn cuối con đường, quan trọng là mình có dám bước đi và làm hay không. 

Phạm Thu

Comments

Popular posts from this blog

Tâm sự đau đớn của người phụ nữ trẻ về sự bội bạc của người đàn ông từng rớm lệ vì thương vợ trong phòng sinh

Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1994) đã từng có cuộc hôn nhân đầu đời cũng ngọt ngào như bất cứ ai. Đó là tình yêu đi cùng nhau qua những ngọt bùi đến ngày đơm hoa kết trái. Khi Loan trong phòng sinh chồng đứng ngoài rơm rớm nước mắt vì thương vợ… Thế nhưng lời tâm sự gần đây của Loan trên một hội nhóm chị em thì khiến ai cũng phải thương cảm: “Cuộc hôn nhân tan vỡ. Món lãi lớn nhất là con trai và những vết sẹo chẳng bao giờ lành” . Đi kèm lời tâm sự này là bức hình 2 mẹ con và vết sẹo dài trên cánh tay vì những lần xô xát, cãi vã. Gần đây nhất khi đã có đủ mạnh mẽ để vượt qua cuộc hôn nhân tăm tối với những trận đòn từ người chồng một thời từng rất yêu thương và chứng kiến sự phản bội của chồng thì dường như đã đến lúc “giọt nước tràn ly” để Loan quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này. Dòng trạng thái cảm xúc gần đây Loan viết: “Con đừng buồn, đừng trách mẹ dại dột khiến con trở thành đứa trẻ không cha. Con không được như bạn bè, thiệt thòi khi thấy họ có cha, có mẹ tới đón. Con sẽ

Bố mẹ tài giỏi nhưng con trai 5 tuổi còn gây bất ngờ hơn vì rành rọt 7 thứ tiếng-Làm mẹ

“Nữ hoàng Latin” Shakira là ca sĩ nổi danh khắp thế giới với các ca khúc Waka Waka hay La la la, từng 5 lần được đề cử và 2 lần đạt giải Grammy. Bên cạnh sự nghiệp nổi bật, đời sống riêng tư của nữ ca sĩ cũng được công chúng quan tâm khi đầu năm 2011, cô bắt đầu hẹn hò với cầu thủ nổi tiếng Barcelona Gerard Pique. Từ khi có con, Shakira thay đổi trình tự ưu tiên trong cuộc sống của mình. Con trai đầu lòng của cặp đôi, bé Milan cũng nổi tiếng không kém bố mẹ khi được biết đến khả năng rành rọt 7 thứ tiếng từ khi còn nhỏ. Có thể nói, một trong những lý do nền tảng giúp con trai học tốt ngoại ngữ là chính Shakira cũng thành thạo 6 thứ tiếng. Dạy con 7 thứ tiếng từ khi chỉ mới 2 tuổi Trên Twitter cá nhân, ca sĩ Shakira từng chia sẻ về việc sẽ bắt đầu dạy Milan 7 thứ tiếng. Cô nói: “Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể học ngoại ngữ trước 3 tuổi. Milan đang học tiếng Tây Ban Nha, Anh, Catalan, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc.” Chia sẻ về việc dạy ngoại ngữ cho con trên Twitter của Shakira.

Ông bố 9X nghẹn lòng kể chuyện con trong bụng vợ bị giãn não thất khiến cả MXH rưng rưng

Mang thai, được làm bố làm mẹ là niềm hạnh phúc của biết bao cặp vợ chồng. Thế nhưng cả quãng thời gian 9 tháng 10 ngày có thể chẳng thể dễ dàng với một số cặp đôi. Đã có rất nhiều cặp vợ chồng phải “ăn dầm nằm dề” ở viện để giữ con yêu, cũng đã có rất nhiều cặp vợ chồng rớt nước mắt khi bị dọa sảy, con sinh non chỉ có 5 lạng,… và còn rất nhiều câu chuyện xúc động của các cặp đôi khác trên hành trình tìm kiếm con yêu. Câu chuyện của vợ chồng anh Lê Hải Nguyên (SN 1991, Thanh Hóa) chia sẻ trong một nhóm trên mạng xã hội mới đây khi nhận kết quả con yêu bị giãn não thất cũng khiến nhiều người rưng rưng. Bài chia sẻ của ông bố trẻ Hải Nguyên có tới 14 nghìn lượt like và rất nhiều bình luận, chia sẻ.  Niềm hạnh phúc chẳng tày ngang, thai 26 tuần tuổi nhận kết quả con bị giãn não thất Anh Nguyên cho biết anh và vợ kết hôn vào đầu năm nay. Mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, đặc biệt, anh chị vui mừng khi biết mình sắp lên chức sau 1 tháng kết hôn. 3 tháng sau, anh chị hạnh phúc hơn khi bác