Skip to main content

Bỏ làm giám đốc để đi dạy với lương 1/10, tôi thấy đời đáng sống hơn

Bài viết dưới đây là chia sẻ về lựa chọn từ bỏ công việc làm quản lý thu nhập cao để đổi lấy cuộc sống bình thản, có nhiều thời gian dành cho gia đình của anh Đinh Gia Cường, 46 tuổi ở quận 8, TP HCM: 

Tôi ở tỉnh lẻ, lên Sài Gòn học Đại học Y Dược với quyết tâm thoát nghèo. Sau khi tốt nghiệp năm 1993, tôi học tiếp về trợ lý giảng dạy và nghiên cứu sau đại học để tăng cơ hội có việc thu nhập tốt. 

Năm 1997, tôi vào làm ở một công ty dược nhà nước nhưng chỉ bám trụ ít ngày thì chuyển sang một đơn vị nước ngoài đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam. Nơi này vướng mắc một số giấy tờ, không thể tiếp tục hoạt động nên 6 tháng sau, tôi nghỉ và mở một nhà thuốc cùng 2 người anh ở chung ký túc hồi sinh viên. Nhà thuốc hoạt động tốt, sau hai năm, chúng tôi hùn vốn lập công ty phân phối dược phẩm. 

Công ty phát triển ngày càng lớn mạnh, tới năm 2007, chúng tôi mở thêm được hai công ty con và một chi nhánh nữa, với tổng số nhân viên hơn 150 người. Đảm nhận vị trí giám đốc, tôi giữ 25% cổ phần. Tuy nhiên, càng ngày, tôi càng cảm thấy sự khác biệt quá lớn về quan điểm kinh doanh, giá trị sống với những người cùng sáng lập doanh nghiệp. Tôi không thích ứng với môi trường kinh doanh kiểu lắt léo, tốn kém quá nhiều thời gian, tiền bạc cho các chi phí bôi trơn, xã giao. Các mâu thuẫn, tranh cãi với những người từng kề vai sát cánh cùng mình từ thời khó khăn khiến tôi thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Tôi vốn là người coi giá trị gia đình là trên hết. Nhưng nhiều khi, vì chuyện kinh doanh, tôi phải tham gia vào rất nhiều việc mà bản thân nghĩ là không cần thiết như đi tiệc tùng tiếp khách, giao lưu trong và ngoài công ty… Tôi cảm thấy luôn bị bó buộc, không làm chủ được thời gian khi thường xuyên phải vắng mặt trong bữa cơm gia đình, để vợ lụi cụi một mình với con. Trong đầu tôi hiện lên câu hỏi liệu đồng tiền có đáng để mình tiếp tục sống nặng nề thế này?

Ảnh: Singaporeschild.

Ảnh: Singaporeschild.

Với tôi, tiền bạc rất quan trọng. Nhưng rút cục, tiền chẳng phải là để mua cảm giác hài lòng, sự thoải mái, hạnh phúc sao? Rõ ràng, lúc bấy giờ, tôi có tiền nhưng không hề cảm nhận được những điều ấy. Tình hình ngày càng tệ nên tôi quyết định rút hết vốn khỏi công ty năm 2008. 

Mấy năm sau đó, tôi được mời vào vị trí quản lý một số công ty nhưng không nhận lời chỗ nào. 

Năm 2011, tôi gặp lại thầy giáo cũ và được thầy mời về giảng dạy tại một trường đại học tư. Trước đó, tôi cũng thường xuyên được bạn bè, người quen nhờ tư vấn về kinh doanh, quản lý. Nhiều người trong số đó nhận xét tôi có khả năng truyền đạt kiến thức và truyền cảm hứng. Không ít người nhìn hình dáng, cách ăn nói cũng cho rằng tôi hợp với nghề sư phạm. Nghĩ mình có chút duyên với nghề giáo, tôi nhận lời thầy. Từ đó tới nay, tôi giảng dạy bộ môn giao thoa giữa kinh tế với quản lý và chuyên môn dược – đều là những gì mình có cả kiến thức lẫn trải nghiệm. 

Thu nhập của giảng viên chỉ khoảng hơn 10 triệu đồng, chưa bằng 1/10 mức cũ, nhưng tôi thực sự thấy cuộc sống vui vẻ, ý nghĩa hơn. Tôi quan niệm, không phải theo đuổi đam mê thì thành công sẽ tới, mà khi đã chọn việc gì, hãy làm hết sức, mình làm giỏi thì sẽ nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng. Khi đi dạy, tôi cố gắng làm tốt nhất có thể và đã tạo được sự hứng thú, tin cậy của học trò. Những tình cảm tích cực đó khiến tôi thấy hạnh phúc, có ích và càng cố gắng phát huy hơn nữa.

Công việc mới cũng cho tôi chủ động thời gian cho hai con, hiện một cháu vừa vào đại học, một bạn ngồi ghế cấp 2. Tôi hầu như ngày nào cũng về cùng con đi bơi, ăn cơm, trò chuyện… 

Là người từng làm kinh doanh, tôi hiểu rất rõ nguyên tắc hàng đầu trong kinh tế là sự đánh đổi. Mỗi sự lựa chọn đều có được và mất. Khi tôi chọn rời ghế giám đốc, cái mất là cơ hội về mặt tích lũy tài sản. Các nhân viên dưới quyền tôi trước đây giờ đều có xe sang. Người chỉ có 8% cổ phần tại công ty kể rằng thu nhập một năm của họ giờ gần chục tỷ. Cơ hội đó rất lớn. Nhưng tôi không tiếc vì tôi đã lường trước lúc mình lựa chọn, và đánh đổi. 

Nếu còn ở vị trí cũ, tôi thừa khả năng tài trợ cho con đi du học. Nhưng nay, dù tài sản tích lũy có, thu nhập thụ động còn, nhưng với mức lương nhà giáo của hai vợ chồng, việc chi vài chục triệu mỗi tháng cho con du học (đó là khi cháu đã giành được học bổng 75%) có thể phá vỡ sự ổn định về ngân sách. 

Nhiều người sẽ cho rằng, vậy là lựa chọn sự nghiệp của tôi khiến con cái thiệt thòi. Tôi không nghĩ vậy. Bản thân từ tay trắng đi lên, tôi thấy mình học hỏi được rất nhiều từ cuộc đời – những trải nghiệm sống, làm việc mà không tiền bạc nào mua được. Tôi tin con cũng sẽ tự tạo dựng được cuộc sống từ bàn tay và khối óc. Cháu lớn 18 tuổi đã tự vạch ra con đường phát triển và quyết định là sẽ hoàn thành chương trình đại học trong nước tại một trường liên kết, sau đó tìm học bổng cho chương trình sau đại học. 

Tôi cho rằng trách nhiệm lớn nhất của bố mẹ là tạo cho con khả năng độc lập, chứ không phải mua sự thành công cho con. Điều mình có thể giúp ích nhất cho con là khi về già bố mẹ vẫn hạnh phúc bên nhau, khỏe mạnh và vững vàng về kinh tế.

Trải qua thay đổi trong sự nghiệp, tôi cho rằng, trước khi đưa ra quyết định rời khỏi công việc hiện tại, mỗi người cần có đủ tài chính để duy trì mức sống như bình thường. Nếu không, những thôi thúc về cơm áo gạo tiền có thể đẩy bạn tới những lựa chọn vội vã, ảnh hưởng tới tương lai của bản thân và cả gia đình. Điều thứ hai là sự ủng hộ của bạn đời. May mắn là tôi và vợ luôn đồng lòng và hỗ trợ nhau trong mọi thời điểm. 

Hồi còn làm giám đốc, tôi thừa khả năng để “nuôi” vợ ở nhà, nhất là khi đồng lương đi dạy của cô ấy không đáng bao nhiêu. Nhưng tôi luôn khuyến khích vợ đi làm vì cho rằng tài chính gia đình chỉ dựa vào một người sẽ rất rủi ro. Tôi cũng cố gắng hỗ trợ vợ học lên cao. Khi tôi nghỉ việc, với tấm bằng tiến sĩ, thù lao của vợ đã khá cao, nhờ vậy tôi cũng đỡ lo về gánh nặng tiền bạc. Nói thật, nếu tôi chuyển sang nghề giáo khi chưa có nhà cửa, khoản tích lũy nào, vợ thì lương ba cọc ba đồng, con học hành không tới nơi tới chốn, thì bức tranh sẽ hoàn toàn khác. 

* Tên nhân vật đã thay đổi

Vương Linh ghi

Comments

Popular posts from this blog

Tâm sự đau đớn của người phụ nữ trẻ về sự bội bạc của người đàn ông từng rớm lệ vì thương vợ trong phòng sinh

Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1994) đã từng có cuộc hôn nhân đầu đời cũng ngọt ngào như bất cứ ai. Đó là tình yêu đi cùng nhau qua những ngọt bùi đến ngày đơm hoa kết trái. Khi Loan trong phòng sinh chồng đứng ngoài rơm rớm nước mắt vì thương vợ… Thế nhưng lời tâm sự gần đây của Loan trên một hội nhóm chị em thì khiến ai cũng phải thương cảm: “Cuộc hôn nhân tan vỡ. Món lãi lớn nhất là con trai và những vết sẹo chẳng bao giờ lành” . Đi kèm lời tâm sự này là bức hình 2 mẹ con và vết sẹo dài trên cánh tay vì những lần xô xát, cãi vã. Gần đây nhất khi đã có đủ mạnh mẽ để vượt qua cuộc hôn nhân tăm tối với những trận đòn từ người chồng một thời từng rất yêu thương và chứng kiến sự phản bội của chồng thì dường như đã đến lúc “giọt nước tràn ly” để Loan quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này. Dòng trạng thái cảm xúc gần đây Loan viết: “Con đừng buồn, đừng trách mẹ dại dột khiến con trở thành đứa trẻ không cha. Con không được như bạn bè, thiệt thòi khi thấy họ có cha, có mẹ tới đón. Con sẽ

Những tác phẩm nổi bật ở Liên hoan phim Venice 2018

Liên hoan phim Venice (Italy) lần 75 diễn ra từ ngày 29/8 đến ngày 8/9. Cùng Cannes và Berlin, đây là một trong ba liên hoan phim danh giá nhất thế giới. Guardian nhận định danh sách phim năm nay ấn tượng với cuộc tái xuất của nhiều đạo diễn tên tuổi. Các báo Âu Mỹ như Independent , Guardian , Indiewire chọn ra một số tác phẩm đáng chú ý trước thềm khai mạc. Các phim nổi bật trong nhóm tranh giải Sư Tử Vàng First Man First Man tái hiện cuộc đổ bộ lên Mặt trăng Tác phẩm của đạo diễn Damien Chazelle khai mạc liên hoan phim. Câu chuyện kể về hoạt động của Neil Armstrong (Ryan Gosling đóng) từ lúc mới trở thành phi hành gia đến khi là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng (năm 1969). Nữ diễn viên Claire Foy – nổi tiếng với vai nữ hoàng Anh Elizabeth II trong series The Crown – thủ vai vợ Armstrong. Trailer phim hé lộ những cảnh quay không gian kịch tính, đan xen các trích đoạn tình cảm gia đình. Hai tác phẩm trước của Damien Chazelle là Whiplash và La La Land đều được g

Bố mẹ tài giỏi nhưng con trai 5 tuổi còn gây bất ngờ hơn vì rành rọt 7 thứ tiếng-Làm mẹ

“Nữ hoàng Latin” Shakira là ca sĩ nổi danh khắp thế giới với các ca khúc Waka Waka hay La la la, từng 5 lần được đề cử và 2 lần đạt giải Grammy. Bên cạnh sự nghiệp nổi bật, đời sống riêng tư của nữ ca sĩ cũng được công chúng quan tâm khi đầu năm 2011, cô bắt đầu hẹn hò với cầu thủ nổi tiếng Barcelona Gerard Pique. Từ khi có con, Shakira thay đổi trình tự ưu tiên trong cuộc sống của mình. Con trai đầu lòng của cặp đôi, bé Milan cũng nổi tiếng không kém bố mẹ khi được biết đến khả năng rành rọt 7 thứ tiếng từ khi còn nhỏ. Có thể nói, một trong những lý do nền tảng giúp con trai học tốt ngoại ngữ là chính Shakira cũng thành thạo 6 thứ tiếng. Dạy con 7 thứ tiếng từ khi chỉ mới 2 tuổi Trên Twitter cá nhân, ca sĩ Shakira từng chia sẻ về việc sẽ bắt đầu dạy Milan 7 thứ tiếng. Cô nói: “Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể học ngoại ngữ trước 3 tuổi. Milan đang học tiếng Tây Ban Nha, Anh, Catalan, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc.” Chia sẻ về việc dạy ngoại ngữ cho con trên Twitter của Shakira.