Skip to main content

Nỗi sợ bị người nhà bệnh nhân hành hung của y bác sĩ khắp thế giới

Theo PRI, kẻ sát hại bác sĩ Ersin Arslan năm 2012 là một thiếu niên 17 tuổi, cháu trai bệnh nhân ung thư 80 tuổi từng được Arslan chăm sóc cho tới khi qua đời. Hắn tin rằng bác sĩ Arslan phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông mình nên cầm dao tới bệnh viện, đâm nhiều nhát vào ngực và bụng thầy thuốc trẻ khiến anh ra đi mãi mãi.  

Câu chuyện về cái chết của bác sĩ Arslan khiến cả thế giới phẫn nộ, xem như một trường hợp điển hình của nạn hành hung y bác sĩ ở bệnh viện. Thế nhưng, đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ tấn công nhân viên y tế. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nạn bạo hành y bác sĩ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chủ yếu do bệnh nhân cùng người nhà gây ra. Ước tính 8-38% nhân viên y tế bị hành hung ít nhất một lần trong đời. Hàng loạt trường hợp phải chịu sự đe dọa, xúc phạm bằng lời nói. Nhóm y bác sĩ dễ trở thành mục tiêu tấn công là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hoặc làm ở phòng cấp cứu. 

Tại Trung Quốc, mâu thuẫn giữa y bác sĩ và bệnh nhân là vấn đề xã hội nghiêm trọng. Năm 2010, Bộ Y tế nước này ghi nhận 17.000 vụ tấn công nhân viên ngành y, tăng gần gấp đôi so với năm năm trước đó. Thống kê cho thấy 60% y bác sĩ từng bị bạo hành về tinh thần và 13% bị bạo hành về thể xác. 

Tháng 8/2011, một bệnh viện phía Nam thành phố Nam Xương xảy ra cảnh hỗn chiến sau khi một bệnh nhân tử vong trên bàn mổ. Hơn 100 y bác sĩ tại đây phải dùng gậy và bình xịt làm vũ khí tự vệ. Đầu năm 2012, ba vụ tấn công bằng dao liên tiếp xảy ra làm một bác sĩ tử vong và năm người khác bị thương. Tờ Lancet, tạp chí y khoa nổi tiếng của Anh, khi ấy bình luận: “Y tế Trung Quốc đang khủng hoảng”. 

Tương tự Trung Quốc, y bác sĩ Ấn Độ thường xuyên đối mặt với nguy cơ bạo hành. Tháng 1/2001, bác sĩ Vasant Jaykar bị sát hại ở Mumbai vì một bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối tử vong. Gần đây nhất, tháng 3/2017, bác sĩ chỉnh hình Rohan Mhamunkar bị người nhà bệnh nhân đánh tổn thương nặng vùng đầu và suýt mất mắt trái.

Những quốc gia giàu có như Mỹ, Australia cũng không tránh khỏi vấn nạn y bác sĩ bị hành hung dù sở hữu hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới. 

Y bác sĩ Ấn Độ biểu tình đòi chấm dứt tình trạng bạo hành nhân viên y tế. Ảnh: Thinkmedico.

Y bác sĩ Ấn Độ biểu tình đòi chấm dứt tình trạng bạo hành nhân viên y tế. Ảnh: Thinkmedico.

Lý giải thực trạng nhân viên y tế bị tấn công, giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân phổ biến nhất là thời gian chờ đợi khám chữa bệnh kéo dài. “Bạn phải hiểu chúng tôi rất căng thẳng khi thân nhân bị ốm mà chờ mãi vẫn không rõ nguyên nhân”, ông Ramazan Ercan người dân sống ở Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ) giãi bày. 

Chế độ đãi ngộ chưa hợp lý dành cho y bác sĩ cũng góp phần khắc sâu mâu thuẫn. Ở rất nhiều nơi, nhân viên y tế liên tục phải tăng ca với mức lương ít ỏi. Để cải thiện thu nhập, họ kê thêm thuốc, yêu cầu thêm xét nghiệm hoặc làm thêm ở bệnh viện, phòng khám tư; từ đó mang tiếng xấu và trở thành những “kẻ phản diện”.

Đặc biệt, y bác sĩ được coi như bộ mặt của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nếu có vấn đề gì liên quan đến hệ thống, họ sẽ là những người đầu tiên bị bệnh nhân cùng gia đình đổ trách nhiệm. 

Không chỉ tác động tiêu cực về thể xác và tinh thần, các vụ tấn công khiến y bác sĩ giảm động lực làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa cũng như sức khỏe bệnh nhân. Sinem, bác sĩ cấp cứu ở Istabul khẳng định nếu được quay về quá khứ sẽ không chọn nghề y. Cô nói: “Tôi dành phần lớn cuộc đời để cứu người nhưng giờ đây sống trong nỗi sợ hãi bị đe dọa, bị đánh và thậm chí bị giết”. Bản thân Sinem từng là nạn nhân của nạn bạo hành. Chỉ vì cố giải thích với bệnh nhân rằng mình sắp chuyển ca mà cô nhận một cái tát. Các đồng nghiệp can thiệp còn bị “đánh đến tím mắt và trật khớp vai”.

Caner Celik, chồng của Sinem cũng làm nghề y tiết lộ vì sợ bị hành hung, sinh viên y Thổ Nhĩ Kỳ chẳng còn mặn mà với khoa cấp cứu. “Chúng tôi có 10 chỗ trống nhưng không ai đăng ký”, anh nhún vai. “Từ ngày Ersin Arslan qua đời, nỗi sợ trở nên quá rõ rệt”. 

Sau cái chết của bác sĩ Arslan, Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng ban hành các quy định mới. Cụ thể, chính phủ thành lập đường dây nóng báo cáo các vụ tấn công, trợ giúp pháp lý miễn phí cho y bác sĩ đồng thời tăng cường lực lượng bảo vệ. Năm 2015, tòa tuyên án kẻ sát hại bác sĩ Arslan 24 năm tù.

Ở Trung Quốc, giới chức đề nghị xây dựng các đội phản ứng nhanh và nâng cao biện pháp an ninh. Bệnh nhân có tiền sử say rượu hoặc rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi muốn khám chữa phải đi cùng nhân viên bảo vệ. Người liên quan đến các vụ tấn công y bác sĩ cũng bị đưa vào danh sách đen, tùy vào mức độ nghiêm trọng có thể bị phạt tới 15 năm tù. Một số bệnh viện cho nhân viên học võ. 

Tại Ấn Độ, nhờ cuộc biểu tình của 4.500 nhân viên y tế, chính phủ đưa ra các biện pháp bảo vệ như tuyển thêm nhân viên an ninh, theo dõi camera, hạn chế số lượng khách đến thăm…  

Tuy nhiên, đối với phần lớn y bác sĩ, các động thái trên là quá muộn màng và cũng chẳng mấy hiệu quả.  Chia sẻ với Economist, nữ y tá Bệnh viện Chaoyang Bắc Kinh cho biết hầu hết nhân viên y tế phải tự tìm cách chống chọi. “Chúng tôi làm lơ khi bị tấn công bằng lời nói và hy vọng mọi sự không đi xa hơn”, cô bày tỏ. Gần đó, một bác sĩ lên tiếng: “Vâng, tôi sợ lắm. Nhưng làm được gì bây giờ”. 

Minh Nguyên

Comments

Popular posts from this blog

Bố mẹ tài giỏi nhưng con trai 5 tuổi còn gây bất ngờ hơn vì rành rọt 7 thứ tiếng-Làm mẹ

“Nữ hoàng Latin” Shakira là ca sĩ nổi danh khắp thế giới với các ca khúc Waka Waka hay La la la, từng 5 lần được đề cử và 2 lần đạt giải Grammy. Bên cạnh sự nghiệp nổi bật, đời sống riêng tư của nữ ca sĩ cũng được công chúng quan tâm khi đầu năm 2011, cô bắt đầu hẹn hò với cầu thủ nổi tiếng Barcelona Gerard Pique. Từ khi có con, Shakira thay đổi trình tự ưu tiên trong cuộc sống của mình. Con trai đầu lòng của cặp đôi, bé Milan cũng nổi tiếng không kém bố mẹ khi được biết đến khả năng rành rọt 7 thứ tiếng từ khi còn nhỏ. Có thể nói, một trong những lý do nền tảng giúp con trai học tốt ngoại ngữ là chính Shakira cũng thành thạo 6 thứ tiếng. Dạy con 7 thứ tiếng từ khi chỉ mới 2 tuổi Trên Twitter cá nhân, ca sĩ Shakira từng chia sẻ về việc sẽ bắt đầu dạy Milan 7 thứ tiếng. Cô nói: “Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể học ngoại ngữ trước 3 tuổi. Milan đang học tiếng Tây Ban Nha, Anh, Catalan, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc.” Chia sẻ về việc dạy ngoại ngữ cho con trên Twitter của Shakira.

Tâm sự đau đớn của người phụ nữ trẻ về sự bội bạc của người đàn ông từng rớm lệ vì thương vợ trong phòng sinh

Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1994) đã từng có cuộc hôn nhân đầu đời cũng ngọt ngào như bất cứ ai. Đó là tình yêu đi cùng nhau qua những ngọt bùi đến ngày đơm hoa kết trái. Khi Loan trong phòng sinh chồng đứng ngoài rơm rớm nước mắt vì thương vợ… Thế nhưng lời tâm sự gần đây của Loan trên một hội nhóm chị em thì khiến ai cũng phải thương cảm: “Cuộc hôn nhân tan vỡ. Món lãi lớn nhất là con trai và những vết sẹo chẳng bao giờ lành” . Đi kèm lời tâm sự này là bức hình 2 mẹ con và vết sẹo dài trên cánh tay vì những lần xô xát, cãi vã. Gần đây nhất khi đã có đủ mạnh mẽ để vượt qua cuộc hôn nhân tăm tối với những trận đòn từ người chồng một thời từng rất yêu thương và chứng kiến sự phản bội của chồng thì dường như đã đến lúc “giọt nước tràn ly” để Loan quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này. Dòng trạng thái cảm xúc gần đây Loan viết: “Con đừng buồn, đừng trách mẹ dại dột khiến con trở thành đứa trẻ không cha. Con không được như bạn bè, thiệt thòi khi thấy họ có cha, có mẹ tới đón. Con sẽ

Những tác phẩm nổi bật ở Liên hoan phim Venice 2018

Liên hoan phim Venice (Italy) lần 75 diễn ra từ ngày 29/8 đến ngày 8/9. Cùng Cannes và Berlin, đây là một trong ba liên hoan phim danh giá nhất thế giới. Guardian nhận định danh sách phim năm nay ấn tượng với cuộc tái xuất của nhiều đạo diễn tên tuổi. Các báo Âu Mỹ như Independent , Guardian , Indiewire chọn ra một số tác phẩm đáng chú ý trước thềm khai mạc. Các phim nổi bật trong nhóm tranh giải Sư Tử Vàng First Man First Man tái hiện cuộc đổ bộ lên Mặt trăng Tác phẩm của đạo diễn Damien Chazelle khai mạc liên hoan phim. Câu chuyện kể về hoạt động của Neil Armstrong (Ryan Gosling đóng) từ lúc mới trở thành phi hành gia đến khi là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng (năm 1969). Nữ diễn viên Claire Foy – nổi tiếng với vai nữ hoàng Anh Elizabeth II trong series The Crown – thủ vai vợ Armstrong. Trailer phim hé lộ những cảnh quay không gian kịch tính, đan xen các trích đoạn tình cảm gia đình. Hai tác phẩm trước của Damien Chazelle là Whiplash và La La Land đều được g